Lưu ý và tính toán kinh độ Kinh_độ

Kinh độ được đưa ra như là số đo góc nằm trong khoảng từ 0° tại kinh tuyến gốc tới +180° về phía đông và −180° về phía tây. Ký tự Hy Lạp λ (lambda)[2][3] được sử dụng để biểu thị vị trí của một nơi trên Trái Đất về phía đông hay phía tây của kinh tuyến gốc.

Mỗi độ kinh độ được chia thành 60 phút, mỗi phút lại được chia thành 60 giây. Như thế kinh độ được liệt kê trong biểu diễn thập lục phân như là 23° 27′ 30" kinh đông. Để có độ chính xác cao hơn, giây được liệt kê với phần thập phân. Một kiểu biểu diễn khác sử dụng độ và phút, trong đó phần lẻ của phút được biểu diễn dưới dạng thập phân, giống như thế này: 23° 27,500′ kinh đông. Cũng có thể biểu diễn dưới dạng chỉ có độ và phần thập phân của nó như: 23,45833° kinh đông. Để tính toán, số đo góc có thể chuyển đổi sang radian, vì thế kinh độ có thể biểu diễn theo kiểu này như là phân số có dấu của π (pi) hoặc không dấu của 2π.

Để tính toán, hậu tố kinh đông/kinh tây được thay thế bằng dấu âm đối với Tây bán cầu. Một cách rắc rối, sự chuyển đổi sang số âm cho phía đông đôi khi cũng dược ghi nhận. Chuyển đổi được ưa thích nhất – phía đông là dương – là phù hợp với hệ tọa độ Descartes thuận phải với Bắc cực ở phía trên. Một kinh độ cụ thể có thể kết hợp với một vĩ độ cụ thể (thường là dương ở Bắc bán cầu) để cho ra vị trí chính xác của một điểm nào đó trên bề mặt Trái Đất.

Kinh độ tại một điểm có thể được xác định bằng tính toán sự chênh lệch thời gian tại vị trí này với giờ phối hợp quốc tế (UTC). Do có 24 giờ trong ngày và 360 độ trong một đường tròn, nên Mặt Trời di chuyển trên bầu trời với tốc độ 15 độ mỗi giờ (360°/24 giờ = 15°/giờ). Vì thế nếu múi giờ của một người nào đó là 3 giờ nhanh hơn UTC thì người này ở gần với kinh độ 45° (3 giờ × 15° /giờ = 45°). Từ gần được sử dụng do điểm này có thể không ở chính giữa múi giờ; bên cạnh đó múi giờ cũng được định nghĩa mang tính chính trị nhiều hơn, vì thế các tâm và ranh giới của chúng thường không nằm trên kinh tuyến là bội số của 15°. Tuy nhiên, để thực hiện tính toán này, người ta cần có đồng hồ bấm giờ (đồng hồ) đặt theo UTC và cần xác định giờ địa phương bằng cách quan sát Mặt Trời hay quan sát thiên văn. Các chi tiết là phức tạp hơn nhiều so với miêu tả tại đây: xem bài về giờ quốc tế và về phương trình thời gian để có thêm chi tiết.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_độ http://www.mobilgistix.com/Resources/GIS/Locations... http://www.tageo.com/ http://www.colorado.edu/geography/gcraft/notes/dat... http://www.cfa.harvard.edu/image_archive/2007/31/l... http://jan.ucc.nau.edu/~cvm/latlon_find_location.h... http://pubs.er.usgs.gov/usgspubs/pp/pp1395 http://myweb.polyu.edu.hk/~04329143d/Location.htm http://www.esa.int/SPECIALS/Mars_Express/SEM0VQV4Q... http://earth-info.nga.mil/GandG/publications/tr835... http://www.nga.mil/MSISiteContent/StaticFiles/Calc...